Vị trí, chức năng

Học viện Chính trị khu vực IV là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

Học viện Chính trị khu vực IV là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Tây Nam Bộ; trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý của khu vực Tây Nam Bộ.

Nhiệm vụ

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

a. Đào tạo chương rình cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng khác trên địa bàn các tỉnh được phân công, phân cấp theo quyết định của Giám đốc Học viện.

b. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp.

c. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho một số nước bạn, đảng bạn theo quy định của Giám đốc Học viện.

d. Đào tạo và liên kết đào tạo cử nhân (văn bằng 2), cao học một số chuyên ngành khi được phê duyệt của Giám đốc Học viện.

đ. Bồi dưỡng chuyên ngành, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ của hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

e. Quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị khu vực IV theo quy định của Giám đốc Học viện.

2. Nghiên cứu khoa học

a. Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn (trước hết tập trung cho các tỉnh trong khu vực được phân công), góp phần phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

b. Tham gia nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về các bộ môn khoa học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Giám đốc Học viện.

c. Tham gia nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng của các địa phương trong khu vực được phân công.

3. Tham mưu, đề xuất, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối xây dựng, phát triển đất nước, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Trước hết tập trung cho các địa phương khu vực Tây Nam Bộ.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Giám đốc Học viện.

…