1. Theo quan niệm duy vật, khả năng thoả mãn nhu cầu, mục đích nào đó là nội dung của giá trị. Các tác giả giáo trình “Triết học – những tư tưởng cơ bản” quan niệm: “Giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng những mục đích và lợi ích của họ”[1]. Một cách đơn giản, giá trị là cái mà một khách thể vật chất hay tinh thần đem đến cho một chủ thể nào đó. Với cả 3 tư cách – là một học thuyết, một phong trào và một chế độ xã hội – chủ nghĩa xã hội đem đến cho nhân loại điều gì? Điều gì ở chủ nghĩa xã hội mà chủ nghĩa tư bản không thể có?

TCCS - Được xem như Cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ kiến tạo xây dựng nền văn hóa mới, mà còn thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ theo phương châm phàm những gì phản dân tộc, phản khoa học, phản đại chúng đều phải đấu tranh. Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam tiếp tục rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ ở nước ta. Người đã thức tỉnh phụ nữ Việt Nam tham gia giải phóng dân tộc, cũng là đứng lên giải phóng chính mình. Và cũng chính Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ đối với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Người từng khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được công bố năm 1943, là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời, Đề cương văn hóa vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển.

(ĐCSVN) - 80 năm qua, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, với ba nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học”, “đại chúng”, Đề cương về Văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, Tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (Nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) trước: “Thời cuộc phát triển, tình hình thế giới và Đông Dương biến chuyển mau lẹ, khác thường…Trước tình thế nghiêm trọng… Đáng lẽ lúc này một cuộc Đảng Đại hội hay một cuộc toàn thể Trung ương hội nghị phải họp để quyết định những vấn đề mới”

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần nhận xét: Trong kháng chiến Nam Bộ, luật sư Nguyễn Hữu Thọ và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là cặp bài trùng trí thức rất tiêu biểu[1]. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một tài năng trên nhiều lĩnh vực: báo chí, dân vận, ngoại giao và dĩ nhiên là kiến trúc - chuyên môn mà ông được đào tạo và từng tốt nghiệp thủ khoa. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp xuất sắc cho cách mạng, cho nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam và cũng là danh nhân văn hóa thế giới. Trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm về văn hóa có vị trí quan trọng, hàm chứa những giá trị to lớn, dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.

Sáng 2/2, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp cùng Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhan đề “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.

Sáng ngày 27/01/2023 (mùng 6 tháng Giêng), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt đầu Xuân Quí Mão 2023 trong toàn hệ thống Học viện bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.