xem cỡ chữ
T
Ngày 24 tháng 8 năm 2024, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới”.
Hội thảo khoa học cấp Bộ “Giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới”
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: GS,TS. Lê Văn Lợi - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đồng chí Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; TS. Phan Công Khanh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; PGS, TS. Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thị Minh Trang - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long.
Chủ trì Hội thảo có (từ trái qua) TS. Nguyễn Thị Minh Trang - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long; Đồng chí Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; GS,TS. Lê Văn Lợi - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Phan Công Khanh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; PGS, TS. Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Tham dự Hội thảo có đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học đến từ các tỉnh/thành phố, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy/Thành ủy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị khuc vực IV, Trường Đại học Cần Thơ...
Đồng chí Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS,TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: trong thời kỳ đổi mới, việc giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều gia đình đã tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh tế hộ gia đình đã đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Chăm lo, vun đắp, xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình là giá trị cao đẹp mà mỗi người Việt Nam luôn quan tâm thực hiện và hướng tới. Các giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được coi trọng... Những thành tựu trong việc xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam; thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nhìn từ chiều cạnh hệ giá trị gia đình, trong thời gian qua, việc thực hiện giá trị ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh của gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã có nhiều tiến bộ quan trọng.
GS,TS. Lê Văn Lợi - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn Hội thảo
Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc xây dựng gia đình và hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long cũng còn một số hạn chế đang đặt ra. Cùng với những tác động tích cực, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu và sự phát triển của công nghệ số, xã hội số... cũng đã đặt ra nhiều thách thức đối với việc xây dựng gia đình và giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn, do xuất phát điểm trong phát triển và sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân khác nên điều kiện kinh tế của một số gia đình còn khó khăn, tình trạng xuất cư trong vùng đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long theo hệ giá trị ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Đó còn là sự suy giảm của một số giá trị như chung thủy, yêu thương, chia sẻ, hiếu nghĩa, kính trên nhường dưới và bình đẳng trong hôn nhân...
Những vấn đề đặt ra trong giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long và cùng với những yêu cầu về xây dựng con người Việt Nam nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, tầm nhìn phát triển của vùng theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp để xây dựng gia đình phát triển bền vững cũng như giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Hội thảo
Với 50 tham luận và sự tham gia của gần 100 đại biểu, Hội thảo được tổ chức thành hai phiên: (1) Phiên trình bày tham luận và thảo luận , (2) Phiên thảo luận bàn tròn với các chuyên gia, nhà lãnh đạo, quản lý và hoạt động thực tiễn. Các ý kiến đã tập trung làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về gia đình, hệ giá trị gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới với các nội dung: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về gia đình, vị trí, vai trò của gia đình, về hệ giá trị gia đình trong chế độ xã hội chủ nghĩa; phân tích, làm rõ nội hàm của hệ giá trị gia đình Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của từng thành tố trong hệ giá trị gia đình Việt Nam; phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa hệ giá trị gia đình với hệ giá trị văn hóa dân tộc, hệ giá trị quốc gia cũng như vị trí, vai trò của việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình đối với việc phát triển con người cũng như thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội và xây dựng hệ giá trị văn hóa dân tộc, hệ giá trị quốc gia; làm rõ về mặt lý luận các yếu tố tác động đến sự phát triển, biến đổi của hệ giá trị gia đình Việt Nam cũng như các điều kiện đảm bảo nhằm thực hiện tốt hệ giá trị gia đình Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ về mặt thực tiễn những vấn đề liên quan đến việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long với các nội dung như: làm rõ những thành tựu trong xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long từ chiều cạnh giá trị ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh và nguyên nhân của những thành tựu đó; làm rõ hạn chế, bất cập trong xây dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Đánh giá xu hướng biến đổi của hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long dưới sự tác động của các nhân tố khách quan, chủ quan cũng như làm rõ những vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình, trong giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Thứ ba, phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất ý kiến liên quan đến xây dựng, cụ thể hóa hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới. Cụ thể là phân tích, dự báo sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, kinh tế thị trường, biến đổi khí hậu và một số yếu tố khác đối với sự phát triển của gia đình cũng như việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới.
Thứ tư, trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, nhất là vai trò của phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội với sự phát triển gia đình và từ thực tiễn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là từ góc độ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, quản lý phát triển xã hội, thể chế, chính sách phát triển... đề xuất các chính sách cụ thể nhằm phát triển gia đình cũng như bảo đảm việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ năm, đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới. Cụ thể là trên cơ sở các quan điểm, giải pháp đồng bộ nhằm giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình, cần đề xuất các kiến nghị chính sách cụ thể nhằm tăng cường công tác xây dựng gia đình nói chung, giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Theo đó, từ các cấp độ xác lập, hoàn thiện giá trị gia đình, hoạch định chiến lược về phát triển gia đình, chính sách phát triển gia đình, dịch vụ hỗ trợ gia đình đến thực thi chiến lược, chính sách phát triển gia đình để đưa ra các kiến nghị cụ thể, phù hợp nhằm tăng cường công tác xây dựng gia đình nói chung, giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
TS. Phan Công Khanh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu tổng kết Hội thảo
Tổng kết Hội thảo, TS. Phan Công Khanh - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV tóm lược lại những kết quả đã đạt được của các phiên hội thảo; đồng thời nêu rõ, trên cơ sở các bài tham luận, các ý kiến thảo luận, các đóng góp, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu tham dự Hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo sẽ tiếp tục biên tập kỷ yếu Hội thảo và tổ chức lan tỏa để các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng gia đình Việt Nam nói chung, giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đổi mới.
Tin và ảnh: Diệu Thu – Duy Chiến
Tag:
Thư mời viết bài Tạp chí Thông tin khoa học chính trị
Thông báo Tuyển dụng lao động hợp đồng năm 2024 theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
Thông báo kết quả kiểm tra vòng 1, kỳ tuyển dụng viên chức năm 2023 của Học viện Chính trị khu vực IV
Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 1, kỳ tuyển dụng viên chức năm 2023 của Học viện Chính trị khu vực IV
Thông báo kết quả xét hồ sơ đối với ứng viên dự tuyển viên chức năm 2023
Thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng
Kế hoạch tuyên truyền, kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thư mời viết bài Tạp chí Thông tin Khoa học chính trị
Thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
Kế hoạch tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị trực thuộc tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2023
Thông báo về việc đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong công tác đào tạo
Thông báo về việc thực hiện một số quy định của học viên
Thông báo tuyển dụng nhân viên
Thông báo Tuyển sinh cao học năm 2023 (bổ sung chuyên ngành tuyển sinh)
Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ năm 2023
Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023
Thông báo tuyển dụng lao động
Thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ tuyển dụng lao động
Kế hoạch Tổ chức cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo Cao cấp lý luận chính trị năm 2022 (cập nhật năm 2023)
Công văn số 33-CV/ĐU về việc hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên Búa liềm vàng
Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới
Về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
Số 06 (36)-2023
Số 05 (35)-2023
Số 04 (34)-2023
Số 03 (33)-2023
Tổng mục lục Tạp chí Thông tin khoa học chính trị năm 2022
Số 02 (32)-2023
Số 01 (31)-2023
Số 05 (30)-2022
Số 04 (29)-2022
Số 03 (28)-2022
Số 02 (27)-2022
Số 01 (26)-2022
Tổng mục mục tạp chí Thông tin khoa học chính trị năm 2021
Số 4 (25) - 2021
Số 3 (24) - 2021
Số 2 (23) - 2021
Số 1 (22) - 2021
Số 4 (21) - 2020
Số 3 (20) - 2020
Số 2 (19) - 2020
Liên kết website
Thống kê truy cập
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Email: hcma4@hcma4.vn
Liên hệ: 0292.3889818