Sign In
Trang chủ
Lên đầu trang

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

  04:57 29/11/2024

Ngày 26 tháng 11 năm 2024, Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Tham dự và chỉ trì Hội nghị có TS Phan Công Khanh – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, các đồng chí Phó Giám đốc: NGƯT, TS Huỳnh Thanh Quang; PGS, TS Nguyễn Xuân Phong và TS Lê Xuân Tạo. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Học viện; viên chức, nghiên cứu viên Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế.

 

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Khai mạc Hội nghị, TS Phan Công Khanh – Giám đốc Học viện quán triệt mục đích, nội dung, yêu cầu của Hội nghị: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Về công tác đào tạo, Báo cáo nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được trên các mặt: (1) Xây dựng thể chế, quy định, quy chế về công tác quản lý đào tạo; (2) Về biên soạn, cập nhật bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập theo Đề án 979; (3) Về quy mô tổ chức quản lý và giảng dạy các hệ lớp của Học viện; (4) Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập; (5) Về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo; (6) Việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Giám đốc; (7) Các hoạt động có liên quan khác. Đồng thời đánh những kết quả, ưu điểm; những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện; nêu rõ các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2025. Đề xuất, kiến nghị cấp trên các nội dung: (1) Ban hành các quy định cụ thể về nghiên cứu thực tế của học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị. (2) Sớm hoàn thiện và ban hành bộ giáo trình đã nghiệm thu cho lớp bồi dưỡng chức danh và quy hoạch nguồn lãnh đạo, quản lý. (3) Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hạ tầng thông tin, trang thiết bị dạy, học và quản lý đối với Học viện IV. Đặc biệt sớm triển khai phần mềm quản lý đào tạo.

Về công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, báo cáo chỉ ra những kết quả đạt được về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, công tác 35 của Học viện trên các phương diện chủ yếu: (1) Tổ chức quản lý và triển khai các đề tài khoa học của hệ thống Học viện; (2) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học của Học viện; (3) Tổ chức nghiên cứu, xây dựng báo cáo kiến nghị gửi Trung ương và bộ, ngành, địa phương hệ thống Học viện; (4) Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; (5) Hoạt động tư vấn, xây dựng quy chế quy định về quản lý khoa học; (6) Về công tác hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào, tọa đàm,...); (7) Liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học với các ban, bộ, ngành, địa phương; (8) Việc xây dựng thể chế, quy chế, quy định về công tác nghiên cứu khoa học; (9) Việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Giám đốc; (10) Các hoạt động khác. Đồng thời đánh giá chung về những kết quả, ưu điểm; những hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý khoa học, hợp tác quốc tế và hoạt động 35 của Học viện và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và công tác 35 trong năm 2025.

Ban Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế đề xuất, kiến nghị một số nội dung với cơ quan Trung ương: Một là, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần đề xuất với Ban Đối ngoại Trung ương và cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết 2 vấn đề: (i) Đơn giản hóa thủ tục khi tổ chức các hội thảo quốc tế cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế; (ii) Việc phê duyệt đoàn ra - đoàn vào cần kịp thời hơn, sớm hơn để các đơn vị có liên quan chủ động trong xây dựng kế hoạch và triển khai. Hai là, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cho Học viện Chính trị khu vực IV, nhất là có chính sách đặc thù để thu hút, sử dụng cán bộ khoa học giỏi về làm việc ở Học viện Chính trị khu vực IV. Ba là, Xây dựng, hoàn thiện hệ thống biểu mẫu, văn bản trong quản lý khoa học, nghiên cứu thực tế; đồng thời tăng cường hỗ trợ các Học viện trực thuộc trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động khoa học.Đẩy nhanh số hóa trong quản lý khoa học và hợp tác quốc tế. Bốn là, nghiên cứu, rà soát để phân quyền, phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Năm là, Tiếp tục tạo điều kiện cho lực lượng khoa học của Học viện tham gia xây dựng giáo trình, các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận, tổng kết thực tiễn.

 

TS Phan Công Khanh – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, TS Phan Công Khanhđề nghị các Khoa nghiên cứu đổi mới phương thức tương tác với học viên, hạn chế thuyết trình độc thoại trên lớp, tăng cường các câu hỏi để học viên tham gia và trả lời, thảo luận. Nội dung ôn thi đảm bảo tính phong phú. Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý đào tạo, Ban Kế hoạch – Tài chính phối hợp tham mưu thực hiện giải quyết chế độ tài chính liên quan đến học viên, học bổ sung và các thủ tục hành chính khác...

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, các khoa, đơn vị nghiên cứu cần chủ động đề xuất đề tài, tên nhiệm vụ khoa học; các hội thảo cần đảm bảo số lượng hợp lý và chất lượng tốt hơn. Đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức các hội thảo, ưu tiên mời các chuyên gia tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long tham gia; chú trọng chất lượng các bài tham luận để có thể xuất bản thành sách. Đảm bảo hoạt động nghiên cứu đi đôi với giảng dạy.

TS Phan Công Khanh cũng đã kết luận một số vấn đề về thể chế và yêu cầu thực hiện tốt việc xác nhận các minh chứng khoa học, quét trùng lặp, thẩm định bài viết, tham luận. Đảm bảo tính hệ thống và tạo hành lang thông thoáng nhất có thể, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên.

Tin và ảnh: Duy Chiến

Tag:

Alternate Text